Tư Vấn Tài Chính


TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH

TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH

1. Quản trị doanh nghiệp Việt nam theo tiêu chuẩn quản trị quốc tế

  • Quản trị tốt sẽ làm tăng hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp; Giúp doanh nghiệp phát hiện những thiếu sót và hạn chế rủi ro trong kinh doanh và điều hành nội bộ; giúp người lãnh đạo luôn kiểm soát được hoạt động của Công ty; xây dựng lòng tin đối với cổ đông, nhà đầu tư, nhà cung cấp và khách hàng, là điều kiện quan trọng giúp doanh nghiệp có thể duy trì và mở rộng sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
  • Theo kết quả khảo sát thực tiễn quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam năm 2006 của Công ty đầu tư tài chính quốc tế (IFC) có tới 58% số doanh nghiệp được điều tra chưa thực hiện đầy đủ công tác quản trị. Điều này cho thấy hiệu quả và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam chưa được cải thiện nhiều và rất cần cảnh báo với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
  • Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới (WB) về quản trị doanh nghiệp Việt Nam năm 2006, nếu so sánh các chuẩn mực, nguyên tắc quản trị của các nhà quản trị quốc tế, thì hầu hết chuẩn mực, nguyên tắc, đặc biệt là tính minh bạch và công bố thông tin không được tuân thủ hoặc căn bản chỉ tuân thủ được một phần.

2. Các vướng mắc thường gặp trong quản trị doanh nghiệp

Công ty của Quý vị có gặp các vướng mắc, vấn đề sau:

(1).  Việc chỉ đạo, điều hành

  • Nhiều ý kiến đã quyết định trong các cuộc họp nhưng không được thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, kết quả không được như mong muốn?
  • Hệ thống thông tin cho việc ra quyết định quản lý của Lãnh đạo không có, không đầy đủ hoặc không kịp thời?
  • Công việc chỉ đạo của các Lãnh đạo Công ty bị chồng chéo, không ăn khớp?
  • Có nhiều ý kiến khác nhau, khó thống nhất trong Lãnh đạo khi triển khai các dự án, kế hoạch của Công ty?
  • Các quyết định thường được đưa ra chậm trễ?
  • Không kiểm soát hết được các hoạt động của Công ty?
  • Họp giao ban, trao đổi công việc chỉ mình Lãnh đạo phát biểu, không có ý kiến phản hồi? không tỏ ý tán thành hay phản đối?
  • Lãnh đạo Công ty luôn phải tiêu tốn nhiều thời gian trực tiếp làm, giải quyết nhiều công việc có tính sự vụ?
  • Sự phối hợp các bộ phận trong đơn vị không ăn khớp, có nhiều vướng mắc, trục trặc, công việc hay bị ách tắc; Lãnh đạo phải đứng ra phân xử, giải quyết?
  • Các bộ phận đổ lỗi cho nhau về các ách tắc phát sinh, công việc vẫn không giải quyết dứt điểm?
  • Nhiều vướng mắc, bất cập đã nhiều lần họp, trao đổi giữa các bên bộ phận có liên quan và Lãnh đạo Công ty nhưng vẫn không giải quyết được?

(2). Quản trị nhân sự

  • Nhân viên chủ động thôi việc?
  • Lúng túng trong việc bố trí nhân sự thay thế cho những vị trí nghỉ việc?
  • Nhân viên, các bộ phận nhiều lúc không hai lòng về cách ứng xử với nhau trong khi làm việc? Các phòng ban ít trao đổi, tiếp xúc với nhau?
  • Nhân viên không biết hoặc không hiểu thấu đáo định hướng, chiến lược phát triển của Công ty?
  • Nhân viên làm theo kiểu tháo khoán, hết nhiệm vụ là nghỉ?
  • Ít sự sáng tạo, sáng kiến cải tiến công việc, ngại thay đổi?
  • Nhân viên thường xuyên vắng mặt, đi muộn, nghỉ trưa quá giờ?
  • Không ai tỏ ra vui vẻ hay phấn khích trước một thành công đáng kể nào đó của Công ty?

(3). Kết quả kinh doanh

  • Doanh thu dưới mức trung bình?
  • Năng suất làm việc chỉ ở mức “tạm được”?
  • Công việc thực hiện không đúng như mong muốn, kế hoạch đã đề ra?

(4). Quản trị thương hiệu, marketing

  • Thị phần không tăng lên?
  • Người tiêu dùng biết rất ít về tên, thương hiệu của Công ty?
  • Khách hàng của Công ty chủ yếu là khách quen tự đến để mua hàng?

(5). Quản trị tài chính

  • Doanh thu tăng nhưng luồng tiền ra, vào doanh nghiệp bị ách tắc?
  • Lúng túng trong huy động, sử dụng nguồn vốn?
  • Không quản lý được chi phí theo mức xây dựng trong giá thành kế hoạch?
  • Không quản lý được định mức tiêu hao vật tư, nguyên liệu?

(6). Quản trị kế toán

-  Kế toán tài chính:

+ Lập báo cáo quyết toán chậm?

+ Lúng túng trong việc lập chứng từ của các khoản chi? Nhiều khoản chi đã phát sinh nhưng vẫn phải treo công nợ hoặc để ngoài sổ kế toán do  chưa lập được chứng từ ?

+ Kế toán không cân đối được giữa hoá đơn bán hàng và chứng từ chi phí đầu vào?

-  Kế toán quản trị:

+ Chưa thiết lập kế toán quản trị hoặc kế toán quản trị chưa cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin kế toán, tài chính phục vụ ra quyết định quản lý của  lãnh đạo đơn vị: Thiếu thông tin về giá thành đơn vị sản phẩm, chi phí theo yếu tố, khoản mục, khách hàng, nhà cung cấp, công nợ phải thu, phải  trả, tồn kho hàng hoá, thành phẩm...

- Kiểm soát của kế toán:

+ Nhiều khoản chi chứng từ không hợp pháp, hợp lệ?

+ Kế toán chỉ tập hợp chứng từ quyết toán, chưa thực hiện kiểm soát hoặc kiểm soát không đầy đủ?

+ Không kiểm soát được hoặc kiểm soát không chặt chẽ tiêu hao vật tư, nguyên liệu, chi phí sửa chữa máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ...?

+ Kế toán trưởng không tham gia kiểm soát, ký duyệt chứng từ kế toán?

+ Kế toán không tham gia kiểm soát trực tiếp các hoạt động quan trọng của đơn vị?

(7). Quản lý chất lượng

  • Có nhiều sản phẩm hỏng, không đạt yêu cầu?
  • Khách hàng trả lại nhiều sản phẩm?
  • Khách hàng phàn nàn nhiều lần nhưng không khắc phục được?

(8). Niêm yết cổ phiếu, huy động vốn

Công ty muốn phát hành tăng cổ phiếu, trái phiếu, tăng vốn, niêm yết cổ phiếu trên thị trường giao dịch chứng khoán tập trung, nhưng chưa xác định được  lộ trình, cách thức thực hiện thích hợp, hiệu quả?

3. Dịch vụ tư vấn

3.1 Nội dung dịch vụ

Nếu Công ty của Quý vị gặp một số vấn đề nêu trên, chứng tỏ công tác quản trị doanh nghiệp của Quý vị còn có khiếm khuyết, sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác điều hành và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Chúng tôi hỗ trợ doanh nghiệp xác định rõ nguyên nhân và xây dựng hệ thống các giải pháp đồng bộ, theo lộ trình thích hợp để xây dựng, hoàn thiện công tác quản trị doanh nghiệp. Quý vị có thể lựa chọn cả gói hoặc từng phần gói dịch vụ của chúng tôi bao gồm:

(1). Tư vấn quản trị doanh nghiệp

- Tư vấn xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh;

- Tư vấn thiết lập và vận hành tổ chức bộ máy, quy chế quy trình hoạt động của Công ty;

- Tư vấn thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ;

- Tư vấn quản trị tài chính doanh nghiệp;

- Tư vấn thiết lập hệ thống kế toán;

- Tư vấn quản trị chất lượng;

- Tư vấn quản trị nhân sự;

- Tư vấn quản trị thương hiệu, marketing.

(2). Tư vấn cổ phần hoá

(3). Tư vấn chuyển đổi, thành lập doanh nghiệp

(4). Tư vấn xây dựng lộ trình và hoàn thiện các điều kiện niêm yết chứng khoán

(5). Tư vấn phát hành cổ phiếu, trái phiếu, tăng vốn

(6). Tư vấn thuế

(7). Tư vấn dịch vụ kế toán

3.2 Quy trình thực hiện tư vấn

Hoạt động tư vấn quản trị doanh nghiệp được thực hiện theo ba giai đoạn:

Giai đoạn 1FADACOM-AUDIT thu thập thông tin, đánh giá thực trạng công tác quản trị, đề xuất lộ trình, nội dung xây dựng, hoàn thiện.

Giai đoạn 2: FADACOM-AUDIT và đơn vị cùng thực hiện các giải pháp xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản trị.

Giai đoạn 3: Đơn vị tổ chức thực hiện hệ thống quản trị mới được thiết lập. Sau một thời gian đơn vị tổ chức thực hiện (từ 6 tháng đến 01 năm), FADACOM-AUDIT đánh giá thực hiện hệ thống quản trị và đề xuất các giải pháp để điều chỉnh hoàn thiện hệ thống.

Đối với các dịch vụ tư vấn khác được thực thiện theo 04 bước:

Bước 1: FADACOM-AUDIT thu thập thông tin, đánh giá thực trạng và xây dựng  lộ trình, nội dung công việc;

Bước 2: Tổ chức thực hiện kế hoạch đã thống nhất;

Bước 3: Áp dụng thử nghiệm các quy chế, quy trình;

Bước 4: @font-face { font-family: 'Roboto'; src: url('font/Roboto-Regular.ttf'); } .tieudeh1_ { font-family: 'Roboto'; text-transform: uppercase; }
    Top