Đối Tượng Thẩm Định Giá


Đối Tượng Thẩm Định Giá

1. Các trường hợp xác định giá tài sản nhà nước phải thực hiện thẩm định giá

1.1. Xác định giá thuê tài sản:

Xác định giá thuê tài sản là trụ sở làm việc, thuê tài sản không phải là trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính trong trường hợp tiền thuê từ 100 triệu đồng/ năm trở lên để làm cơ sở thỏa thuận giá (Điều 7, Điều 8, Điều 49 Nghị định 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 của Chính Phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước) .

1.2. Xác định giá khởi điểm bán tài sản:

Xác định giá khởi điểm bán đấu giá tài sản nhà nước đối với tài sản là trụ sở làm việc; tài sản khác gắn với đất, bao gồm cả quyền sử dụng đất; (Điều 22 Nghị định 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 của Chính Phủ).

Xác định giá khởi điểm bán thanh lý tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính; tài sản là trụ sở làm việc; tài sản khác gắn với đất; ô tô; tài sản khác có giá trị theo sổ kế toán từ 500 triệu đồng trở lên một đơn vị tài sản (Khoản 1, Điều 29; Điều 48 Nghị định 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 của Chính Phủ).

Xác định giá khởi điểm của tài sản nhà nước bán đấu giá trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền quyết định giá khởi điểm giao cho đơn vị có tài sản đấu giá thuê tổ chức có đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá để xác định giá trước khi quyết định theo quy định tại điều 10 Thông tư 137/2020/TT-BTC ngày 15/9/2010 của Bộ Tài chính và các Văn bản pháp luật liên quan.

1.3. Xác định giá trị tài sản đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính:

Xác định giá trị tài sản sử dụng vào mục đích liên doanh, liên kết làm cơ sở thỏa thuận với các bên liên doanh liên kết ( Điều 44 Nghị định 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 của Chính Phủ) .

1.4. Xác định giá tài sản được mua bằng toàn bộ hoặc một phần từ nguồn ngân sách nhà nước:

Xác định giá tài sản làm căn cứ lập kế hoạch đấu thầu mua sắm tài sản nhà nước nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân theo qui định tại Thông tư 68/2012/TT-BTC ngày 26/4/2012 của Bộ Tài chính ( Điều 8, Điều 9 Thông tư 68/2012/TT-BTC ngày 26/4/2012 của Bộ Tài chính)  .

1.5. Xác định giá trị còn lại của tài sản nhà nước:

Xác định giá trị còn lại của tài sản nhà nước để giao cho đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính ( Điều 38; Điều 48 Nghị định 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 của Chính Phủ) .

2. Các trường hợp xác định giá tài sản do yêu cầu thẩm định giá thẩm định giá

2.1.Đối với bất động sản:

- Mua bán, chuyển nhượng, thế chấp, bảo lãnh vay vốn ngân hàng.

- Cổ phần hoá, chuyển đổi hình thức hoạt động của doanh nghiệp, mua bán doanh nghiệp.

- Liên doanh, thành lập hoặc giải thể doanh nghiệp.

- Hạch toán kế toán để tính thuế, bảo hiểm.

- Xử lý tài sản trong các vụ án.

- Thực hiện nghĩa vụ về tài chính đối với Nhà nước, ...

2.2.Đối với động sản:

- Tham khảo giá trị thị trường;

- Thương thảo giá trị mua/bán, chuyển nhượng;

- Bảo hiểm tài sản

- Bán đấu giá tài sản

- Góp vốn vào doanh nghiệp, góp vốn đầu tư, hợp tác đầu tư, huy động vốn đầu tư…;

- Chứng minh năng lực tài chính;

- Thế chấp vay vốn;

- Xác định giá trị doanh nghiệp;

- Xác định giá trị bán thanh lý tài sản;

- Làm nghĩa vụ tài chính với Nhà nước theo quy định…

2.3.Đối với doanh nghiệp:

- Cổ phần hóa.

- Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A).

- Liên doanh, thành lập hoặc giải thể doanh nghiệp.

- Thế chấp, bảo đảm vay vốn ngân hàng.

- Phát hành thêm cổ phiếu. Phát hành thêm cổ phiếu, Chào bán cổ phiếu ra công chúng.

- Chứng minh năng lực tài chính.


1
Để được tư vấn 24/7